TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo 00:00:00 Ngày 21/10/2024 GMT+7
Tuyển sinh Chương trình thạc sĩ chuyên ngành quản trị địa phương theo định hướng ứng dụng năm 2024
Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo tuyển sinh trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản trị địa phương theo định hướng ứng dụng năm 2024 như sau:
THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chuyên ngành đào tạo: Quản trị địa phương (định hướng ứng dụng)
 Mã số chương trình: Thí điểm
Thời gian đào tạo: 24 tháng
Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt
Văn bằng: Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị địa phương (The Master in Local Governance)
Đơn vị được giao nhiệm vụ làm đầu mối tổ chức đào tạo: Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội
Đơn vị cấp bằng: Đại học Quốc gia Hà Nội
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản trị địa phương (định hướng ứng dụng): Theo Phụ lục 1 đính kèm
THÔNG TIN TUYỂN SINH CHƯƠNG TRÌNH
1. Đầu mối phụ trách hoạt động chuyên môn: Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển được ĐHQGHN giao làm đầu mối phụ trách hoạt động chuyên môn và thực hiện các công tác tuyển sinh chương trình.
2. Chỉ tiêu tuyển sinh: 28 chỉ tiêu
3. Điều kiện dự tuyển 
3.1. Đối với thí sinh người Việt Nam
3.1.1. Điều kiện về văn bằng đại học     
Đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp. Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận văn bằng theo quy định hiện hành của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Danh mục ngành phù hợp bao gồm:
Các ngành thuộc lĩnh vực Nhân văn (Mã lĩnh vực: 722);
Các ngành thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi (Mã lĩnh vực: 731);
Các ngành thuộc lĩnh vực Báo chí và Thông tin (Mã lĩnh vực: 732);
Các ngành thuộc lĩnh vực Kinh doanh và quản lý (Mã lĩnh vực: 734);
Các ngành thuộc lĩnh vực Pháp luật (Mã lĩnh vực: 738);
Các ngành thuộc lĩnh vực Kiến trúc và Xây dựng (Mã lĩnh vực: 758);
Một số ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin, gồm: Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (mã số: 7480102), Công nghệ thông tin (mã số: 7480201).
Trước khi dự tuyển, thí sinh cần học bổ sung kiến thức từ 06 - 12 tín chỉ các học phần bổ sung như sau:
 
Dựa trên văn bằng tốt nghiệp đại học, phụ lục văn bằng (bảng điểm) của ứng viên, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển sẽ thành lập hội đồng chuyên môn để đánh giá mức độ phù hợp của người dự tuyển với chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản trị địa phương và xác định các học phần bổ sung kiến thức tương ứng, đảm bảo đáp ứng chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo và các quy định hiện hành.
3.1.2. Điều kiện về ngoại ngữ    
Có năng lực ngoại ngữ từ bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam Năng lực ngoại ngữ được minh chứng qua một trong các loại văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận sau:
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài, ngành sư phạm ngôn ngữ nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành được thực hiện bằng ngôn ngữ nước ngoài.
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cấp trong thời gian không quá 02 năm tính đến ngày đăng kí dự tuyển mà chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự tuyển, được cấp bởi các cơ sở tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ được Bộ Giáo dục và Đào tạo (chứng chỉ được cấp theo đúng mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định) và ĐHQGHN công nhận (theo Phụ lục 2 và Phụ lục 3).
- Chứng nhận ngoại ngữ VNU Test bậc 3 trở lên của Trường Đại học Ngoại ngữ tổ chức trước theo quy định trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng nhận đến ngày đăng ký dự tuyển.
Lưu ý: ĐHQGHN không chấp nhận sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ theo hình thức trực tuyến. Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển chịu trách nhiệm xác minh văn bằng, chứng chỉ/chứng nhận ngoại ngữ của thí sinh theo quy định hiện hành của ĐHQGHN.
3.1.3. Điều kiện về kinh nghiệm công tác và các điều kiện khác
- Về kinh nghiệm công tác chuyên môn: Đã hoàn thành việc học bổ sung kiến thức trước khi dự tuyển đồng thời yêu cầu tối thiểu 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản trị địa phương tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự tuyển.
- Có lý lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Có đủ sức khỏe để học tập.
3.2. Đối với thí sinh người nước ngoài
3.2.1. Điều kiện về văn bằng đại học: Tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp. Danh mục ngành phù hợp và danh mục học phần bổ sung kiến thức tương tự như mục 3.1.1 nêu trên.
3.2.2. Điều kiện về ngoại ngữ: Đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép (Phụ lục 4) hoặc đã tốt nghiệp đại học hoặc trình độ tương đương trở lên mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt.
3.2.3. Điều kiện về kinh nghiệm công tác và các điều kiện khác:
 - Về kinh nghiệm công tác chuyên môn: Đã hoàn thành việc học bổ sung kiến thức trước khi dự tuyển đồng thời yêu cầu tối thiểu 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản trị địa phương tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự tuyển.
- Có đủ sức khoẻ để học tập, nghiên cứu tại Việt Nam. Sau khi đến Việt Nam, lưu học sinh phải kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện ĐHQGHN hoặc tại các cơ sở y tế do đơn vị đào tạo chỉ định. Trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc không đủ sức khỏe để học tập thì phải về nước.
- Điều kiện về tuổi đối với lưu học sinh Hiệp định (là người nước ngoài được tiếp nhận học tập tại Việt Nam và được Chính phủ Việt Nam cấp học bổng theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên) thực hiện theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Không hạn chế về tuổi đối với lưu học sinh ngoài Hiệp định.
- Có đủ khả năng về tài chính đảm bảo học tập, nghiên cứu, thực tập và sinh hoạt tại Việt Nam trong thời gian tương ứng.
- Lí lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành án hình sự, không vi phạm pháp luật của Việt Nam và nước sở tại; cam kết nhập cảnh đúng mục đích học tập.
4. Hồ sơ tuyển sinh
4.1. Đối với thí sinh người Việt Nam
- Phiếu đăng ký dự tuyển;
- Bản sao có công chứng văn bằng tốt nghiệp đại học, phụ lục văn bằng (bảng điểm) hoặc văn bằng, bảng điểm trình độ tương đương trở lên (văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận văn bằng theo quy định hiện hành của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam);
- Sơ yếu lí lịch có xác nhận của cơ quan công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người học cư trú, có dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh (thời hạn 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ);
   - Bản sao có công chứng minh chứng về năng lực ngoại ngữ;
- Giấy chứng nhận sức khoẻ của bệnh viện đa khoa (thời hạn 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ);
- Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu có);
- Bản sao minh chứng về thành tích nghiên cứu khoa học (nếu có);
- 04 ảnh 3*4 (ghi tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh sau ảnh).
4.2. Đối với thí sinh người nước ngoài
- Đơn đăng kí học;
- Bản sao hợp lệ, bản dịch tiếng Việt bằng đại học hoặc văn bằng tương đương kèm theo bảng điểm hoặc phụ lục văn bằng đã được chứng thực hoặc công chứng theo quy định;
- Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo hoặc cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố hoặc Trung ương của Việt Nam chứng nhận đủ sức khỏe để học tập và được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ minh chứng về trình độ tiếng Việt hoặc ngoại ngữ tương ứng với ngôn ngữ đào tạo trong chương trình theo quy định;
- Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ giấy tờ minh chứng về tài chính/học bổng đảm bảo cho học tập, nghiên cứu và sinh hoạt tại Việt Nam; cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong quá trình đào tạo theo quy định của đơn vị đào tạo;
- Bản sao hộ chiếu còn thời hạn sử dụng theo quy định của Việt Nam;
- Sơ yếu lí lịch bản gốc của lưu học sinh có dán ảnh, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền ở nước sở tại hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán.
5. Hình thức tuyển sinh
Xét tuyển hồ sơ và phỏng vấn theo quy định của ĐHQGHN, cụ thể:
5.1. Đánh giá hồ sơ thí sinh
Đánh giá năng lực học tập của thí sinh thông qua kết quả học tập đã đạt được ở bậc đại học và các minh chứng về kinh nghiệm công tác:
 
5.2. Phỏng vấn
Đánh giá kiến thức và hiểu biết cơ bản về chuyên ngành đào tạo, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; đồng thời đánh giá các kỹ năng cơ bản của thí sinh như kỹ năng giao tiếp, trình bày, năng lực ngôn ngữ, tư duy của thí sinh (Phụ lục 5).
Tổng số điểm đánh giá: 80 điểm. Các tiêu chí đánh giá được phân bổ như sau:
 
Thí sinh phải đạt tối thiểu 50% số điểm theo thang điểm của mỗi nội dung xét tuyển, xét kết quả trúng tuyển từ cao xuống thấp cho tới hết chỉ tiêu tuyển sinh trên cơ sở điểm trúng tuyển của ĐHQGHN.
6. Phương thức đăng ký dự tuyển
Bước 1: Thí sinh truy cập vào cổng đăng ký tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN tại địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn để khai báo các thông tin cơ bản theo hướng dẫn.
* Đối với thí sinh người nước ngoài nộp hồ sơ trực tuyến trên phần mềm tuyển sinh người nước ngoài của ĐHQGHN (http://admissions-apply.vnu.edu.vn/).
Bước 2: Thí sinh nộp hồ sơ dự tuyển (bản cứng) trực tiếp hoặc chuyển qua đường bưu điện (nếu hồ sơ chuyển qua đường bưu điện sẽ tính theo dấu bưu điện trước ngày 31/10/2024.
7. Lệ phí tuyển sinh và học phí
- Học phí bổ sung kiến thức: 515.000 đồng/tín chỉ
- Học phí:
+ Năm 1 (Năm học 2024-2025): 22.500.000 đồng, thu vào ngày nhập học.
+ Năm 2 (Năm học 2025-2026): Mức thu cụ thể sẽ căn cứ vào lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 97/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (dự kiến là 25.350.000 đồng), thu vào tháng 12 năm 2025.      
- Phương thức nộp tiền: Thí sinh có thể chuyển khoản hoặc nộp tiền mặt tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển.
+ Hoặc chuyển khoản vào tài khoản: Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
Địa chỉ: Tầng 2, nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Số tài khoản: 222 08 375 88
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân.
Khi nộp đề nghị học viên ghi đầy đủ thông tin chuyển tiền theo cú pháp:
[Họ và tên][QTDP][khóa] nộp học phí (Ví dụ: Nguyễn Văn A, QTDP, QH2024, nộp học phí)
 
8. Lịch trình tuyển sinh

9. Địa chỉ liên hệ và nhận hồ sơ

Phòng Khoa học công nghệ và Đào tạo, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN. Địa chỉ: Phòng 102, Tầng 1, nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam.
Tel: +842435577203; +84878.666.989 (ThS. Nguyễn Hoài Thu)                                       
 VNU IVIDES
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ