(Ban hành kèm theo Quyết định số………/SĐH, ngày………tháng……năm 2007
của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Về kiến thức: Trang bị các kiến thức chuyên sâu và nâng cao về vật lý và hoá học của các hệ thấp chiều, các vật liệu có cấu trúc nanô dạng hạt, dạng sợi và dạng lớp. Nắm vững vai trò của hiệu ứng lượng tử và hiệu ứng bề mặt trong khoa học và công nghệ nanô. Tiếp cận các hiệu ứng vật lý mới và khả năng ứng dụng.
Về kỹ năng: Đào tạo cán bộ khoa học có phẩm chất chính trị, có đạo đức, có trình độ cao cả lý thuyết lẫn thực hành, có khả năng chế tạo các vật liệu có cấu trúc nanô và các linh kiện nanô, có khả năng triển khai các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về các vấn đề vật lý hiện đại trong các vật liệu nanô, có khả năng triển khai và tổ chức các hướng nghiên cứu có tính liên ngành và liên kết cao.
Về năng lực: Sau khi tốt nghiệp, nghiên cứu sinh có thể công tác tại các viện nghiên cứu và các trường đại học, các cơ quan quản lý khoa học, xuất nhập khẩu thiết bị và các trung tâm, liên hiệp sản xuất công nghệ cao, các liên doanh công nghiệp quốc tế.
Về nghiên cứu: Nghiên cứu sinh có thể chọn một trong các vấn đề sau để nghiên cứu:
· Các hiệu ứng bề mặt trong các vật liệu có cấu trúc nanô
· Tính chất chuyển trong các hệ thấp chiều
· Kỹ nghệ lưu trữ thông tin
· Vật liệu bán dẫn có cấu trúc nanô
· Nanô quang tử
· Vật liệu nanô các-bon và nanô hữu cơ bán dẫn
· Nanô composit
· Vi cơ và ứng dụng
· Các linh kiện nanô (linh kiện đơn điện tử, máy tính quang học, linh kiện spintronics, ...)
II. TÊN VĂN BẰNG VÀ MÔN THI TUYỂN SINH
1. Tên văn bằng
+ Tên tiếng Việt: Tiến sĩ Vật liệu và Linh kiện Nanô
+ Tên tiếng Anh: Doctor of Philosophy in Nano materials and devices
2. Môn thi tuyển sinh
Đối với thí sinh chưa có bằng thạc sĩ
+ Môn thi Cơ bản: Toán cao cấp II.
+ Môn thi Cơ sở: Khoa học Vật liệu Đại cương.
+ Môn Ngoại ngữ: Trình độ C, một trong 5 thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.
+ Môn thi chuyên ngành: Cơ sở Vật lý và Khoa học-Công nghệ Nanô.
+ Bảo vệ đề cương nghiên cứu.
Đối với thí sinh đã có có bằng thạc sĩ
+ Môn Ngoại ngữ: Trình độ C, một trong 5 thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.
+ Môn thi chuyên ngành: Cơ sở Vật lý và Khoa học-Công nghệ Nanô.
+ Bảo vệ đề cương nghiên cứu.
III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành.
+ Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao: 3 tín chỉ
+ Khối kiến thức chuyên đề tiến sĩ: 6 tín chỉ
+ Luận án Tiến sĩ
Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ thuộc chuyên ngành gần với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, học các môn học sau trong chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Vật liệu và Linh kiện Nanô.
· Từ học và vật liệu từ tính cấu trúc nanô
· Vật lý bán dẫn và vật liệu bán dẫn cấu trúc nanô
· Vật liệu quang tử cấu trúc nanô
+ Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao: 3 tín chỉ
+ Khối kiến thức chuyên đề tiến sĩ: 6 tín chỉ
+ Luận án Tiến sĩ
Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ:
Tổng số tín chỉ phải tích lũy 50 tín chỉ, trong đó:
+ Khối kiến thức chung (bắt buộc) 11 tín chỉ
+ Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành 30 tín chỉ:
* Bắt buộc: 24 tín chỉ
* Lựa chọn: 06/16 tín chỉ
Theo khung chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Vật liệu và Linh kiện Nanô.
+ Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao: 3 tín chỉ
+ Khối kiến thức chuyên đề tiến sĩ: 6 tín chỉ
+ Luận án Tiến sĩ
Khung chương trình đào tạo xin xem tại đây
|