Phải thừa nhận bây giờ trước mỗi lần thi đại học người ta đều hướng dẫn chọn trường cho học sinh kỹ lắm cả ở trường lẫn gia đình, đấy là chưa kể lớp trẻ ngày nay già dặn và chín chắn hơn nhiều, đâu phải dễ dàng mà còn bị nhầm thế. Song thực tế này vẫn xảy ra, tồn tại và tạo nên những bi kịch đáng buồn. Nó sẽ dai dẳng và dần dần lấy đi ý nghĩa sống cũng như những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ trong họ nếu như không mau chóng tìm được lối thoát. Mặt khác những suy nghĩ tiêu cực cộng thêm một sự tự ti quá lớn đôi khi dẫn đến những hậu quả khôn lường, đáng tiếc. Bị stress triền miên, u uất trong những lo lắng, căng thẳng rồi chán ghét bản thân… chỉ là những hiệu ứng bình thường dễ thấy đối với họ mà thôi.
Trăm nỗi ra một niềm
Từ lâu, đặc biệt ở các là ng quê, ai đó vào được đại học, bất kể trường gì cũng đáng tự hào và sung sướng lắm, vậy là sẽ có một tương lai tươi sáng chứ không phải vất vả chân lấm tay bùn nữa. Rồi đâu đâu người ta cũng truyền tai nhau rằng thời sinh viên đẹp nhất đời người, có phúc được học đại học thì cố mà hưởng đi. Họ đâu biết rằng ở đâu đó cũng đang tồn tại những con người ngày ngày khổ sở, sống chật vật với “địa ngục” đại học bởi từ một nguyên nhân nào đó những con người ấy đã sỏ nhầm giầy, đi nhầm lối và vào nhầm trường đại học. Họ thiếu khả năng hoặc không thể thích nghi được với môi trường đang học mà sinh ra khủng hoảng, chán ghét tất cả, bị cô lập và đang cố vùng vẫy tìm lối thoát.
H.T là sinh viên Báo chí, khi bạn bè nă ng động, vui vẻ viết và đón nhận những bài báo được đăng thì cô ngày một gầy gò xanh xao, khuôn mặt mất hẳn vẻ vô tư, tươi tắn vốn có mà thay vào là những nét trầm tư rất khổ sở. Ba năm học mà chưa có được bài báo nào, càng cố gắng cô càng phát hiện ra một sự thực phũ phàng: cô không có khả năng làm nghề báo. U uất khi thấy sự nghiệp thật mờ mịt nhưng cô không dám thổ lộ với ai, càng không dám tìm sự động viên từ gia đình vì nghề này do chính cô lựa chọn bởi những suy nghĩ phiến diện, sở thích nhất thời khi thi đại học: được đi nhiều và dễ nổi tiếng.
V.H là một trường hợp khác. Cậu vào Đ ại học Y do sự sắp đặt của bố mẹ vì cả 2 người đều là bác sĩ, ra trường H. sẽ không phải nghĩ, nghề nghiệp danh giá, lại nhiều tiền. Ban đầu cũng hứng thú nhưng chưa hết năm thứ nhất H. đã thấy chán ngán. Cậu ghét phải chăm sóc người ốm, lại không chịu được những cảnh nhếch nhác đau thương, hễ nhìn thấy máu mủ là cảm thấy buồn nôn.
Q.N, sinh viên kế toán Đ ại học Dân lập Thăng Long vốn là dân khối C chính gốc, hoạt bát và thích sự năng động nhưng vì bị bố mẹ giáo huấn: "Học kế toán mai sau ra nhàn nhã, nhà mình lại có bác trên Sở, chỉ cần cái bằng là đâu vào đấy. Họ hàng còn mỗi mình mày, không thi thì để phí chỗ ấy cho thiên hạ nó ngồi à ?". Vậy là N. nhắm mắt chuyển khối D, thi đỗ nhưng N. bảo rằng: "Tôi luôn bị ám ảnh bởi những con số và phép tính, nhiều khi đầu óc loạn hết lên, không thể tập trung được, cũng chẳng làm được gì...".
Trên đây chỉ là một số nguyên nhân điển hình nhất, ở đời còn bao lý do oái oă m đáng thương khác, nghe khó tin nhưng là sự thật mà bao người vẫn mắc phải: Thi trường này cho có bạn có bè, thi trường kia để được gần người yêu, học đại học cho sành điệu, học nghề thì quê lắm…?
Tìm đâu lối thoát...?
Công nhận không phải dễ dàng mà vào đ ược đại học do vậy là vẻ vang, là đáng vui mừng lắm, nhưng bước vào đại học cũng tức là đã tự hoặc được đặt lên vai một trách nhiệm nặng nề, không riêng với xã hội, gia đình mà ngay cả với chính bản thân mỗi người. Và khi chót sa chân nhầm trường thì cái trách nhiệm ấy càng dằn vặt, làm khổ người ta hoặc bị người ta vùng vẫy thoát khỏi hay chối bỏ không thương tiếc.
Ai cho tôi lối thoát? Câu hỏi này chắc hẳn ai trong hoàn cảnh chọn nhầm trườn g cũng từng tự đặt ra không phải một mà nhiều lần. Họ đau khổ trước tương lai mờ mịt, bế tắc mà “quẫy đạp” chẳng theo một phương hướng cụ thể nào giữa vòng luẩn quẩn không chỗ bám víu. Đa số cảm thấy lo lắng, hụt hẫng, đôi khi tuyệt vọng mà không giữ được thăng bằng trong cuộc sống khi bị mắc vào mớ bòng bong đó. Rồi dần dần mỗi người mỗi cách, mỗi kết quả, họ tự xây nên cho bản thân theo hoàn cảnh và bản lĩnh từng người mà bên ngoài ta không thể dễ dàng đánh giá chúng hay - dở ra sao. Như trường hợp của Q.N, biết mình không thể hợp với nghề kế toán, sẵn có năng khiếu ăn nói và dáng người khá chuẩn, cô xác định rõ ràng hướng đi mới cho mình là học thêm ngoại ngữ để sau nay xin vào các công ty du lịch làm hướng dẫn viên, nghề cô yêu thích từ nhỏ. Hiện tại N chưa dám nói trực tiếp với bố mẹ, vẫn gắng học cho xong đại học, nhưng cô hy vọng dần dần mọi người sẽ hiểu và cho cô chuyển nghề. Cô đã dần lấy lại được tự tin và ý nghĩa cuộc sống sau bước nhầm đường nọ. Một suy nghĩ tỉnh táo, một cách làm bản lĩnh đã cứu thoát chính cô, xong thử hỏi đã mấy ai làm được như vậy?
Hay theo một kiểu khác, dù có sự cố gắng, có tỉnh táo nhưng lại quá tự ti và có phần yếu đuối H.T tâm sự: "Không ít lần mình nghĩ đến cái chết nhưng thương bố mẹ lại cố gắng tồn tại, cố gắng ra trườ ng đã rồi tính sau. Nhà quê nghèo lắm, lo cho mình ăn học đến đây là hết mình, hết sức. Bây giờ bỏ dở cũng chết, thi lại trường khác càng không thể. Nếu có một điều ước, mình chỉ ước chưa thi đại học để có thể lựa chọn lại...”. Thế rồi cô vẫn thường xuyên tự mắng nhiếc bản thân, tâm trạng lúc nào cũng rầu rĩ căng thẳng, phó mặc số phận, sống bị động qua ngày chứ không tìm ra lối thoát.
Còn trường hợp của V.H lại hoàn toàn khác. Là con nhà giàu, lại được nuông chiều từ nhỏ, khi chán ghét nghề học cậu lại quay ra bất mãn với cha mẹ. Sau những ngày giờ bó buộc, chán ngán cậu bỏ bê hoặc hành, thường xuyên bỏ tiết (nhất là những giờ thực hành dao kéo), thi lại và nợ môn liên tục.Thay vào đó là những buổi vẫy vùng ăn chơi cho thoả sức, thoả lòng. Ngày giờ của cậu gắn liền với các nhà hàng, vũ trường hay quán bia, để giải sầu cậu lao vào những cuộc chơi cảm giác mạnh, những giờ lắc ngất ngây, những liều thuốc lên tiên… Con người ấy cũng đ ang vô vọng trước cuộc đời, những lúc hiếm hoi tỉnh táo, H. thở dài trầm ngâm: Chán lắm, ăn chơi cũng có sướng gì đâu. Trước kia mình thích nghề điện. Giá như bố mẹ không ép phải vào đại học thì bây giờ đâu phải vất vưởng thế này…
Đôi điều nhì n lại
Lâu nay đại học vẫn là mơ ước của bao người. Với quan niệm có bằng cấp mới mong được t hành đạt, sung sướng người ta gấp gáp đua nhau vào đại học để mong một tương lai tươi sáng. Điều đó không sai nhưng chính sự vội vàng ấy đôi khi đã đẩy họ vào những bế tắc, bi kịch nhầm trường kiểu như trên. Một nghiên cứu chỉ ra rằng 57,34 % sinh viên ra trường phải học thêm nghề khác do phát hiện mình không phù hợp với chuyên môn đã học. Con số này phần nào minh chứng hiện trạng học nhầm trường còn rất nhiều. Mặc dù công đoạn xác định trường thi ngày càng được quan tâm, đề cao trước các kỳ thi đại học nhưng theo một góc độ nào đó những sự lựa chọn vẫn chưa được phân tích xem xét thật thấu đáo cho phù hợp năng lực mỗi người. Họ cố gắng theo đuổi đại học này nọ đôi khi chỉ vì những lý do viển vông, thiếu cơ sở để rồi phải hối hận. Xã hội vẫn thừa thầy thiếu thợ, sinh viên ra trường vẫn không có việc làm nhưng giải pháp cho tình trạng này vẫn còn rất thiếu và rất yếu. Mỗi người nên linh động hơn trong cách suy nghĩ, cách quan niệm cũng như phải hết sức thận trọng khi chọn trường để tự tìm lời giải cho cuộc đời, để không bao giờ phải bế tắc mà thốt lên những câu tương tự: Vào đại học làm gì để bây giờ phải khổ... |